Posted by : Unknown

Trong làng văn học Việt Nam rất hiếm có nhà văn nào nhận được sự yêu thương, mến mộ từ nhiều thế hệ độc giả khác nhau như nhà văn Tô Hoài. Nếu các bạn nhỏ biết đến ông như một người bạn dí dỏm, đáng yêu qua kiệt tác Dế mèn phiêu lưu ký và series truyện ngộ nghĩnh về loài vật, thì độc giả lớn tuổi biết đến ông như một cây đại thụ của làng văn với nhiều tác phẩm đã trở thành những tượng đài bất tử như Vợ chồng A Phủ, Cứu đất cứu mường, Chuyện đầm sen đền Đồng Cổ…

>>> Xem thêm: truyen tranh thieu nhi

Tưởng nhớ một năm ngày Cụ trở về với cát bụi, Công ty Sách Phương Nam đã cho xuất bản và tái bản những tuyệt phẩm để đời của nhà văn, như một lời tri ân sâu sắc kính dâng lên Cụ.

Bộ sách gồm 9 tác phẩm, bao gồm 4 tiểu thuyết, 3 truyện ngắn và 2 bút ký:
Quê nhà (tiểu thuyết)
Quê người (tiểu thuyết)
Mười năm (tiểu thuyết)
Khách nợ (truyện ngắn)
Chiếc áo xường xám màu hoa đào (truyện ngắn)
Chuyện để quên (truyện ngắn)
Miền Tây (tiểu thuyết)
Kí ức Đông Dương (bút ký)
Kí ức Phiên Lãng (bút ký)
>>> Xem thêm: sách kinh tế

Bộ ba tiểu thuyết Quê Nhà, Quê Người, Mười Năm là những tác phẩm đặc sắc, nằm trong danh sách các tác phẩm của Tô Hoài vinh dự nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học đợt 1. Ba tiểu thuyết tuy được viết trong những khoảng thời gian khác nhau, về những con người, những hoàn cảnh cụ thể khác nhau, nhưng lại là sự nối tiếp một cách có hệ thống trong dòng chảy lịch sử của vùng quê nơi nhà văn sinh ra và lớn lên. Quê Nhà là bức tranh tái hiện lại cuộc chiến đấu anh dũng của những anh hùng vô danh, những người mà trước đó tay chỉ quen với việc cấy việc cày việc nhà việc cửa nay lại dũng cảm đứng lên giương cờ nghĩa trong những năm đầu khi thực dân Pháp xâm lược. Quê Người là cảnh quê hương bị chiếm đóng. Những con người hiền lành chất phác của vùng quê ấy phải sống trong cảnh khốn đốn khi cái nghèo đói bủa vây. Người phải tha hương nơi đất khách, người ở lại chơ vơ, lạc lối ngay trên chính mảnh đất quê nhà. Mười Năm đưa người đọc hòa mình vào không khí sục sôi của vùng quê ấy những ngày vùng lên xóa tan xiềng xích. Đó là Mười năm toàn dân chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, tiến tới Cách mạng Tháng Tám.

>>> Xem thêm: sach kinh doanh

Ba cuốn tiểu thuyết gần như khắc họa đầy đủ cả giai đoạn đau thương của dân tộc. Dưới ngòi bút tài tình của tác giả, những con người, những mảnh đời ấy hiển hiện một cách chân thật, sống động, gần gũi thân thương, nhưng cũng đầy ám ảnh, gợi nhớ về một thời dĩ vãng đã xa.

Không chỉ tiểu thuyết, truyện ngắn cũng là thế mạnh làm nên tên tuổi một Tô Hoài. Những câu chuyện hay nhất, đặc sắc nhất đã được tuyển chọn trong ba tập truyện ngắn mà chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc: Khách Nợ, Chiếc Áo Xường Xám Màu Hoa Đào, Chuyện Để Quên.

Khách Nợ là nét vẽ thực về những con người, những cảnh đời khốn cùng ở làng quê nghèo ngoại thành Hà Nội trước Cách mạng Tháng Tám. Với cách kể chuyện bình dị, nhẹ nhàng, không màu mè, hoa mỹ, từng câu chuyện, từng số phận cứ từ từ xuất hiện, họ sống, chết, đói khổ, đau thương… chân thật đến ngỡ ngàng nhưng cũng xót xa đến ngỡ ngàng. Trong tập truyện không thể không kể đến những trang viết độc đáo, đầy hấp dẫn về loài vật như Đôi ri đá, Chú gà trống ri, Mụ ngan… Những câu chuyện tưởng chừng vô thưởng vô phạt, nhưng góp phần không nhỏ phơi bày những hiện trạng xã hội thời bấy giờ.

Chiếc Áo Xường Xám Màu Hoa Đào là một trong số ít những tập truyện viết về đời sống cơ cực, lay lắt, mù mịt, bị đàn áp nặng nề của các dân tộc miền núi Tây Bắc trước 1945. Tập truyện là quá trình vùng lên thoát khỏi xiềng xích đến với chân trời mới của những số phận bé mọn khao khát tự do. Với lối kể chuyện tự nhiên, giọng văn khi dửng dưng, khi đanh thép, lúc bùi ngùi, lúc lại đầy kịch tính, con người vùng cao với bao đau thương, bất hạnh đã được khắc họa rõ nét với những A Phủ, Hùng Vương, Mỵ, bà Ảng… Đặc biệt, đây là lần đầu tiên nỗi đau thương, cuộc sống bất công của người phụ nữ miền núi Tây Bắc được đề cập đến với cái nhìn đầy cảm thông và chia sẻ.

Tiểu thuyết Tô Hoài là hình ảnh của dòng đời tự nhiên, chảy trôi miên viễn. Cuộc sống hiện ra dưới cái nhìn của Tô Hoài thật dung dị tự nhiên như nó vốn thế: có mọi thứ của sinh hoạt đời thường, vặt vãnh, cái tốt đẹp và cái tầm thường, có đời sống xã hội, vận động của lịch sử và đời sống thế sự, sinh hoạt phong tục.

Nhà phê bình Nguyễn Văn Long

Đời thường, bình dị và trầm buồn, đó là miền núi của Tô Hoài. Những đặc trưng phong cách này đã khơi gợi lịch sử nhiều đau thương của miền núi theo một cách riêng, gần gũi và nhân bản. Nét dịu dàng, sâu lắng, giàu chất thi họa của nó cũng là một đặc sắc thẩm mĩ, vừa mộc mạc cổ điển vừa có sức sống lâu bền.

Phạm Duy Nghĩa

Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

Tổng số lượt xem trang

Popular Posts

Copyright © Sách hay nên đọc -Sách hay Phương Nam