Hiển thị các bài đăng có nhãn sách giảm giá. Hiển thị tất cả bài đăng

Hành trình tâm linh Phật giáo được kiểm chứng thật sự không phải trên gối thiền hay ở nơi ẩn cư, mà trong từng khoảnh khắc của đời sống hàng ngày, đặc biệt khi chúng ta rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta sẽ đáp ứng với hoàn cảnh ấy như thế nào? Trong cuốn sách này, một trong những nhân vật phương Tây đáng kính trọng nhất của Phật giáo đương đại, Jetsunma Tenzin Palmo, đã trao tặng những tri kiến sâu xa của hơn 40 năm dấn thân vào tu tập. Tầm nhìn của bà rất rộng, với hiểu biết vững chắc về cách thức áp dụng tinh hoa Phật giáo phi thời gian vào những đòi hỏi và thách thức của đời sống hiện đại.
Một tác phẩm thực tiễn, dễ tiếp nhận, vô cùng phong phú, luôn trở lại với những suy ngẫm thiết thực về cách chúng ta tăng cường chất lượng của cuộc sống và phát huy hơn nữa sự sáng suốt, hài lòng, trí huệ và từ bi.
Sách Vào Giữa Lòng Đời được dành cho đại chúng, với những lời khuyên thực tiễn, dễ áp dụng, dù người đọc có theo Phật giáo hay không.
Mùa Hè Năm Petrus là câu chuyện về trường lớp, thầy cô, bạn bè và những mối quan hệ của nhóm bạn học sinh lớp cuối trung học đệ nhất cấp (trung học cơ sở ngày nay) ở một ngôi trường toàn nam sinh vào giữa cuối thập niên 60 thế kỷ trước ở Sài Gòn.

>>> Xem thêm: truyen tranh thieu nhi

Ở đây ta sẽ gặp những chàng tuổi trẻ một thời học trung học qua những hoạt động hiệu đoàn như báo chí, văn nghệ, thể thao và nhiều hoạt động giao lưu, vui chơi trong và ngoài nhà trường khác.

>>> Xem thêm: sach nau an

Tất cả tạo nên hình ảnh một môi trường giáo dục mà từ đó người học sinh được tạo điều kiện để trở thành những công dân hữu ích cho tương lai.

>>> Xem thêm: sách hay về cuộc sống

Mùa Hè Năm Petrus là câu chuyện để người lớn tuổi nhớ lại, người trung tuổi hiểu thêm và người trẻ tuổi ngưỡng vọng về một thời trung học hầu như ai cũng trải qua.
Với bất cứ một vị trí công việc nào cũng cần được bồi dưỡng đào tạo công phu, thế mà để làm mẹ, làm “thiên chức” thì người phụ nữ cứ phải tự mày mò, tự học mà chẳng được qua trường lớp dạy dỗ, hướng dẫn nào cả.

>>> Xem thêm: truyen tranh thieu nhi

Nhưng với tác giả cuốn sách Mẹ Việt Dạy Con Bước Cùng Toàn Cầu của chị Hồ Thị Hải Âu, với hơn 18 năm làm mẹ, dấn thân trong mọi khoảnh khắc yêu thương, tận hiến, tận hưởng cuộc đời trong vai trò thiên chức ấy, chị Hồ Thị Hải Âu nhận ra rằng, con gái chị, đứa con bé bỏng ấy chính là người thầy dẫn dắt chị, đầy động lực nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc, để chị dần dần trưởng thành, để chị vượt qua lần lượt những kỳ sách hạch làm mẹ một cách vinh quang. Vòng nguyệt quế mà người mẹ thiên chức nhận được từ con cái có không ít mồ hôi, nước mắt với tất cả tâm hồn và trí tuệ.

>>> Xem thêm: sách kinh tế

Chị Hồ Thị Hải Âu đã viết: "Làm mẹ - một "thiên chức" con đường tự học và tự trưởng thành; con đường phúc lạc và đòi hỏi nhiều phẩm chất hơn tất thảy mọi “đời chức”, đòi hỏi sự kiên nhẫn học hỏi không ngừng, đòi hỏi sự khiêm nhường và nhạy bén, đòi hỏi sức khỏe nội lực và lòng can đảm, thế nên, làm mẹ là con đường xúc động và lay động chân thành.

>>> Xem thêm: sach kinh doanh

Ngày con gái Minh Khuê được trường Harvard nhận với suất học bổng mơ ước, nhiều người khuyên tôi nên viết một cuốn sách kiểu như “Em phải đến Harvard học kinh tế” của Lưu Vệ Hoa – một bà mẹ Trung Quốc chia sẻ những trải nghiệm thành công về việc làm thế nào để nuôi con thành tài? Hay làm nổi sóng tranh luận như cuốn sách “Khúc chiến ca của mẹ Hổ” của Anni Chua – Một nữ luật sư trường Yale danh tiếng - người mẹ Mỹ gốc Hoa với những quan điểm nuôi dạy con hà khắc để đưa hai con gái của bà bước vào cổng trường Harvard và Yale?

Lúc đó, có rất nhiều nhà sách, nhà xuất bản mời tôi cộng tác trong dự án ấy, điều đó làm tôi suy nghĩ lung lắm. Và thực sự, tôi chưa vững tâm, chưa chắc chắn về sự thành công của việc tôi đã áp dụng những hiểu biết khoa học, những mày mò tìm tòi rồi đưa vào sáng tạo trong việc hướng dẫn con gái Minh Khuê. Tôi chưa thật vững tâm lắm, cho dù con gái đã đặt chân đến vương quốc trí tuệ Harvard.

Nếu con người chọn lối sống an phận, không bao giờ nỗ lực, không có ý chí vươn lên, không dám dấn thân, can đảm và khổ luyện; con người luôn luôn chấp nhận thực tại dù nó thế nào, con người đó không bao giờ có được chứng ngộ bừng nở trong nội tâm, không có khai sáng nào và không bao giờ hạnh phúc tột bậc. Tất nhiên là như thế!

Nhưng, con người luôn vươn tới, luôn khao khát và đạt tới đỉnh cao vinh quang bằng mọi giá thì đỉnh vinh quang chưa hẳn đã là nơi khiến cho người đó hạnh phúc đích thực! Vâng, thành tựu - vinh quang có hào quang của nó, nhưng chưa hẳn đó là ánh sáng bừng nở của hoan hỷ và bình an nội tâm!

Do đó, khi con gái Minh Khuê bước vào cổng trường Harvard, tôi vẫn còn chưa hoàn toàn vững tâm và tự tin để chia sẻ những hiểu biết của chúng tôi với cộng đồng.

Vì sao vậy? Vì triết lý nuôi dạy con của tôi, trước hết là đảm bảo đứa trẻ đó được hạnh phúc từng ngày, được dạy dỗ tăng tiến từng ngày, được tập dượt từng ngày, trong từng tình huống sống để đáp ứng với lộ trình gia nhập vào đời sống xã hội tốt nhất. Vì triết lý nuôi dạy con của tôi là trao tặng cho con một tình yêu vô điều kiện, ân cần dẫn dắt con đi trong suốt 18 năm đầu đời, rồi sẽ thả cho con bay vào bầu trời của nó – nơi mà nó chung sống với người dưng, chứ không phải là tổ ấm của riêng chúng tôi nữa.

Minh Khuê đã vào Harvard và cô ấy hạnh phúc vui vẻ nơi cuộc sống, học tập, nghiên cứu có vô vàn áp lực, điều này làm tôi yên tâm hơn. Bởi lẽ, tôi vẫn luôn theo dõi, nghiên cứu, tìm hiểu các thông tin trên trang Web của trường Harvard và nhận thấy, không phải bất cứ sinh viên nào học tại Harvard đều có được tâm thế an nhiên, vững vàng, dù họ rất xuất sắc, ưu tú vượt bậc về trí tuệ.

Minh Khuê là một nữ sinh khiêm nhường về mọi phương diện, cô ấy không có gì là đặc biệt xuất sắc nhưng cô ấy có ý chí nội lực vững vàng, có năng lực thu xếp công việc và thu xếp cuộc sống để có thể làm việc hiệu suất nhất, vui vẻ nhất, cống hiến nhất với năng lực của bản thân. Và đó là những phẩm chất mà tôi đã dày công huấn luyện cho con gái ngay từ thuở thơ bé.

Khi trao đổi với mẹ về dự án viết một cuốn sách làm nổi bật “Triết lý Giáo dục gia đình là nền tảng”, Minh Khuê rất ủng hộ tôi. Cô ấy nhấn mạnh: “Mẹ là một người đam mê sự nghiệp giáo dục con người, mẹ đã dành trọn 18 năm và con biết còn hơn thế nữa để tìm ra một triết lý soi sáng con đường mẹ đi, mẹ hãy viết hết ra, mẹ ạ. Mẹ hãy viết để mọi người mẹ Việt Nam đều thấy họ có trong đó, rằng họ đang làm những việc cho đứa trẻ của họ như cách mẹ đã làm cho con, chỉ có điều họ chưa gọi được tên, chưa hệ thống tất cả thành một triết lý tường minh, mạch lạc như mẹ. Mẹ hãy can đảm viết tất cả những gì chúng ta đã trải, thẳng thắn và chân thành như là vốn thế và đó là giá trị riêng có của mẹ!

Thành công của con và danh tiếng của ngôi trường Harvard có chăng chỉ nên là những tình huống tham chiếu, minh chứng cho những triết lý mà mẹ đã vững tin, đã thực hành bền bỉ, chứ không phải biểu tượng duy nhất, hay cao nhất, hay đáng mơ ước nhất của sự nghiệp làm mẹ; và nếu chúng ta bị mắc dính vào điều này, cuốn sách sẽ bị giảm giá trị đi rất nhiều mẹ ạ! Những gì mẹ truyền lại cho cộng đồng còn lớn hơn rất nhiều, trước hết bởi đó là tâm huyết suốt cuộc đời tràn đầy khát khao từ ái, yêu thương của mẹ”

Vâng, cuốn sách này được chị Hồ Thị Hải Âu viết để chị được trả ơn cho đời những gì chị đã tích tụ, kết tinh thành tuệ giác của mình! Trả ơn đời sau gần 50 năm dấn thân sống như thể giây phút nào cũng là giây phút quý giá nhất! Trả ơn cuộc đời những đam mê, hiểu biết và chứng ngộ quý giá tôi có được trên hành trình thực hành “thiên chức làm mẹ” thiêng liêng: Tôi là người mẹ Việt bình dị với một đứa con gái nhỏ bình dị Việt Nam.

Thông tin tác giả

Hồ Thị Hải Âu quê gốc ở Nghệ An, là con út trong một gia đình có 6 người con, với tinh thần hiếu học, chăm chỉ lao động, nỗ lực và luôn sống tích cực trong mọi hoàn cảnh khó khăn, hiểm nguy thời chiến tranh và biến cố xã hội. Cha của bà là một bác sĩ tận tụy vì dân, mẹ của bà là một tiểu thương đảm đang và tháo vát. Dù trong bất cứ thời điểm nào, họ đều khích lệ con cái học hành và dành nhiều thời gian đọc sách, tự nghiên cứu những lĩnh vực khoa học đam mê. Sống trong môi trường đó, Hồ Thị Hải Âu đã kế thừa tinh thần gia đình và phát huy cao độ khi bà trở thành người mẹ trẻ năm 1996. Từ thời điểm này, bà ưu tiên thời gian và sự hiểu biết của mình để tự nghiên cứu sâu hơn về giáo dục, tâm lý lứa tuổi và giải phẫu cơ thể với khát vọng trở thành một người thầy đầu tiên và xứng đáng cho đứa con của bà.

Hồ Thị Hải Âu là cử nhân văn khoa Đại học Tổng hợp Hà Nội khóa 1985 – 1990. Là hội viên Hội Nhà Văn Hà Nội - từng đoạt nhiều giải thưởng văn học quốc gia. Là nhà báo đã từng phụ trách và viết nhiều về các lĩnh vực văn hóa – xã hội; kinh tế vĩ mô, bà cũng có cơ hội tiếp xúc, làm việc với nhiều chuyên gia các lĩnh vực đến từ Âu Mỹ.

Tổng số lượt xem trang

Popular Posts

Copyright © Sách hay nên đọc -Sách hay Phương Nam